Để định giá sản phẩm với 1 mức giá phù hợp mà vẫn có mức lợi nhuận cao nhưng không mang lại cho khách hàng cảm giác “giá trên trời”, “đắt”,… thì làm thế nào?
Định giá sản phẩm thế nào mới hợp lý? Đây là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới. Bạn sẽ được biết trong bài này.
1. Định giá dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận kỳ vọng
Quy tắc này rất đơn giản, giá của một sản phẩm sẽ phải cao hơn giá mà bạn phải bỏ ra để có được một sản phẩm. Quy tắc chung thường là
Giá (P) = Chi phí (C) + Lợi nhuận kỳ vọng
Đây là kiểu định giá cơ bản nhất.
Ví dụ: Tôi bán một cái quạt, chi phí cho 1 quạt gồm phí sản xuất nhân công, giá thuê mặt bằng, thuế… trung bình là 300k. Tôi muốn có lợi nhuận cho một cái quạt là 40% tức 90.000đ. 90.000đ này chính là lợi nhuận kỳ vọng.
P = 300.000 + 90000 => Định giá 1 cái quạt là 390.000đ.
2. Định giá dựa trên phương pháp độn giá dành cho nhập buôn, bán lẻ
Kiểu định giá này dành cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ, buôn sỉ hàng. Khi bạn lấy sỉ hàng từ nhà sản xuất với một cái giá gốc. Bạn sẽ thêm vào giá này một mức cộng thêm. Mức cộng thêm này thường là một số phần trăm nào đó dựa trên giá sản phẩm mà họ nhập sỉ. Mức cộng thêm này thông thường là khoảng 20%. Đây là mức an toàn khi tung ra thị trường và nó được coi là chuẩn phổ biến cho nhà bán lẻ.
Tuy thế với từng ngành nghề, từng nhà bán lẻ lại có cách tính giá cộng thêm khác nhau. Ví dụ như với ngành quần áo, người ta hay lấy giá gốc và gấp đôi lên để ra giá bán. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp bán lẻ sẽ ăn lợi nhuận 50%. Giá này chưa hề trừ đi các chi phí như thuê cửa hàng, marketing, thuế…Ngành kinh doanh nhà sẽ gấp 3 giá tiền sản phẩm nhập khẩu để tạo ra giá mới trong menu. Ngành bia rượu thậm chí còn gấp 4 lần giá gốc.
Càng qua nhiều trung gian thì hàng hoá đến tay người tiêu dùng càng đắt. Vì cứ mỗi lần đến tay một người trung gian thì giá sản phẩm lại bị độn thêm.
P = C + ((M/100)*C)
Trong đó P là giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng, C là giá từ nhà sản xuất. M là số phần trăm cộng thêm dựa trên giá gốc mà bạn mong muốn.
Ví dụ: nhà sản xuất A bán một cái áo sơ mi với giá 70.000đ. Tôi muốn cộng thêm 20% giá. Vì thế khi tôi bán cho khách hàng của tôi, giá cái áo sơ mi này sẽ là
70.000 + ((20:100)x70.000) = 84.000
Nếu tôi muốn cộng thêm 100% giá thì giá bán mới của cái áo sơ mi sẽ là 140.000đ.
Kết
Như vậy đây là 2 cách định giá sản phẩm phổ biến nhất mà tôi mới chia sẻ với bạn. Hãy áp dụng và để lại ý kiến nhé. Chúc các bạn thành công