Thiếu động lực là tên gọi một căn bệnh muôn thủa của chúng ta. Biểu hiện của nó là sự chán nản, không có mục tiêu làm việc cũng như cải thiện cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy stress nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn. Thay vì đặt câu hỏi “Động lực của tôi là gì?” thì hãy cùng đi tìm nguyên nhân và cách giải quyết.
1. Bạn thiếu một lý do đủ mạnh
Dấu hiệu dễ thấy nhất là bạn đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, ví dụ như mục tiêu học tiếng anh, thức dậy sớm, tập thể dục…và đơn giản bạn nghĩ rằng những điều này tốt thì bạn làm, chính vì vậy bạn sẽ rất nhanh chán và từ bỏ. Con bệnh lười sẽ chiến thắng tất cả những mục tiêu với lý do không đủ mạnh. Cách tốt nhất để trị căn bệnh này đó là hãy chỉ đặt cho mình một mục tiêu và hoàn thành trong một thời hạn nhất định và kết quả phải có giá trị cho chính bản thân bạn chứ không phải vì người khác làm thì bạn cũng làm.
2. Mục tiêu vượt quá khả năng
Hay nói dễ hiểu hơn là bạn đặt mục tiêu rất “hoành tráng” vượt quá khả năng của bạn. Mình lấy ví dụ bạn đặt mục tiêu mỗi ngày dành 3 tiếng để học tiếng anh trong khi bạn không có nhiều thời gian như vậy, và bạn nghĩ rằng cứ bắt tay vào làm là sẽ được thôi nhưng thực tế mình chắc rằng quyết tâm của bạn chỉ được một, hai ngày đầu hoặc nhiều hơn là một tuần, sau đó thì bạn lại bỏ cuộc thôi. Vì vậy thay vì đặt mục tiêu quá lớn học 3 tiếng một ngày, tại sao bạn không học 1 tiếng một ngày và sẽ hoàn thành trong vòng một tháng. Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy bớt áp lực và quyết tâm hơn. Khi bạn đã biến mục tiêu thành thói quen thì việc duy trì nó sẽ dễ dàng hơn.
3. Bạn cảm thấy mệt mỏi
Bạn đã khi nào cảm thấy cơ thể mình rất mệt mỏi đến mức không còn năng lượng để muốn làm bất kỳ việc gì chưa? Chắc chắn là có rồi vì bản thân mình cũng gặp trường hợp như vậy, không chỉ một lần mà có thể sẽ xảy ra thường xuyên trong cuộc sống chúng ta thấy mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Và điều mình làm lúc này là suy nghĩ lại xem mình sinh ra trên đời này để làm gì, mình đang sống vì điều gì và nếu ngày mai là ngày cuối cùng mình còn sống thì mình sẽ thấy hối tiếc vô cùng vì những điều mà bản thân mình chưa thật sự cố gắng để làm. Thêm một điều quan trong nữa là bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình, hãy đủ ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ và dành ra ít nhất 15 pht để tập thể dục mỗi ngày. Sức khỏe thể chất và tinh thần luôn luôn song hành cùng nhau, một cơ thể khỏe sinh ra tinh thần khỏe, tinh thần khỏe sinh ra cơ thể khỏe.
Kết
Điều cuối cùng, khi mà công việc trở nên tiêu cực vì bạn đang làm việc quá nhiều và nó lấy đi sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy nhớ rằng: công việc không định nghĩa nên bạn, nó cũng chỉ là một phần cuộc sống của bạn mà thôi. Khi bạn cảm thấy thực sự tệ, đó là thời điểm khó khăn nhất, nhưng cũng là lúc quan trọng nhất để tìm đến thứ gì đó không liên quan tới công việc mà đem lại niềm vui cho bạn. Hãy luôn làm những điều mang tới cho bạn sự vui vẻ, phấn khởi vì một cuộc đời tốt đẹp hơn!