NHỮNG BÀI HỌC KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao đất nước Nhật Bản có thể phát triển một cách vượt bậc đến như thế?  Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao con người Nhật Bản có thể làm việc một cách hiệu quả đến vậy? Họ có thể phát triển mạnh mẽ như một cường quốc lớn mạnh của Châu Á là bởi vì họ siêng năng, chăm chỉ, luôn tuân thủ những quy tắc và tự động đặt ra quy tắc cho bản thân mình. Những bài học kinh doanh của người Nhật sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm.

bi-quyet-kinh-doanh-cua-nguoi-nhat

Nếu bạn đi qua bất cứ đâu trên đất nước Nhật Bản chắc chắn bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những cái cúi đầu. Người dân Nhật họ rất hay cúi đầu thay cho lời cảm ơn hay câu xin lỗi, có khi đó là lời chào của họ với người khác. Họ đã được dạy những điều đó một cách rất nghiêm khắc từ nhỏ. Và từ cái nghiêm khắc về lễ tiết ấy, họ đã tự động tạo ra sự nghiêm khắc trong kinh doanh đối với bản thân và cả khách hàng.

1. Nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh

Họ rất nghiêm khắc về vấn đề thời gian. Tôi đã từng làm việc chung với một người Nhật, lần đó tôi vô tình đi trễ chỉ khoảng 1-2 phút thôi nhưng họ đã có thái độ cực kì khó chịu với tôi. Nhiều lúc tôi đi chung với họ, nếu như bạn nói được 9-10 câu thì họ đã cúi đầu đến 9 lần. Những nguyên tắc của họ rất khắt khe nhưng đó là những bí quyết kinh doanh giúp họ thành công.

2. Khách hàng là thượng đế

Bất cứ tọa độ nào trên đất nước Nhật Bản, khách hàng đều được coi trong bởi họ là nhân tố chính tạo nên phần lớn doanh thu của mọi doanh nghiệp. Hành động cúi chào của người Nhật được xem như một điều phổ biến trong nền văn hóa doanh nghiệp của quốc gia này. Ta có thể thấy, bí quyết kinh doanh của người Nhật xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất.

bi-quyet-kinh-doanh-hieu-qua-cua-nguoi-nhat

Gần đây nhất, ta có thể thấy tại một cây xăng mới mở ở Hà Nội với hình ảnh người giám đốc đứng rất lâu dưới mưa, cúi gập người để mời và gửi lời cảm ơn đến những khách hàng đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của họ. Hành động này đã trở nên nổi bật trên các trang báo mạng, các kênh thông tin.

Ta có thể thấy, chỉ một cái cúi chào, ta đã có thể thu hút hàng ngàn lượt khách. Khách lạ sẽ tìm đến vì chất lượng, dịch vụ và giá cả nơi cây xăng này. Khách quen thì lại càng trở nên thân thiết hơn.

Việt Nam ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ!”, bản sắc Việt luôn quan trọng lời chào và hành động chào hành động chào hỏi. Nó được xem như một hành động cần thiết và tôn trọng. Từ đó, ta có thể thấy, bí quyết kinh doanh của người Nhật đó chính là việc tôn trọng khách hàng, xem khách hàng là thượng đế!

Khách hàng là một yếu tố mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng cần tới. Yếu tố này cũng quyết định sự thành hay bại của một doanh nghiệp. Nhưng thực sự coi trọng khách hàng, chu đáo với khách hàng về mọi mặt thì vẫn là những doanh nhân người Nhật, không một đất nước nào có thể vượt qua họ!

Tôi sẽ lấy cho bạn một ví dụ về việc chăm sóc và dịch vụ khách hàng. Chắc hẳn, các tín đồ sành ăn không thể nào là không biến đến nhà hàng Hai Di Lao của Trung Quốc, tọa lạc trên tầng 2 của tòa nhà “trái bắp” Bitexco. Dịch vụ của nhà hàng này phải xem là trên mức tuyệt vời, vì sao ư? Khi các bạn ngồi đợi, các bạn sẽ được chiêu đãi đồ uống miễn phí và bánh quy giòn, một điều mà chưa nhà hàng nào dám làm. Khi các bạn dùng bữa, các bạn sẽ được phát một túi zip để đựng điện thoại, tránh vấy bẩn khi bạn dùng lẩu. Khách hàng nữ thì được phát thêm dây chun buộc tóc để tránh tóc “nhúng” vào lẩu. Khi ăn xong, bạn còn được làm nail. Còn điều gì tuyệt vời hơn?

Từ ví dụ trên, ta có thể thấy, bí quyết kinh doanh của người Nhật đã được các doanh nghiệp áp dụng một cách hiệu quả. Khách hàng là thượng đế, bạn tôn trọng và phục vụ khách hàng một cách hết mực đồng nghĩa với số doanh thu của công ty bạn cũng sẽ tăng lên một cách đúng quy chuẩn!

3. Quyền lợi khách hàng là trên hết

Một điểm thú vị của các doanh nghiệp người Nhật đó chính là hai chữ “tiện lợi”. Bạn có thể tìm được sản phẩm của họ ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào bạn muốn mua. Kể cả khi bạn không có đủ tiền bạn vẫn có thể trả góp, bạn không tiện ra ngoài đường thì vẫn có người đưa đến tận nhà. Nếu đó là đồ gia dụng hay điện tử, bạn không biết sử dụng nó thì chỉ cần nhấc máy lên, sẽ có người đến tận nhà để hướng dẫn, vì sao ư? Vì khách hàng là thượng đế!

quyen-loi-khach-hang-la-tren-het

Một câu thành ngữ nổi bật của các doanh nghiệp Nhật Bản là: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, nó được hiểu là muốn thành công và chạm đích bạn cần phải biết ơn và thể hiện sự tôn trọng. Các doanh nhân Nhật luôn quan niệm người bán hàng phải đứng trên lập trường của người mua, hiểu được mong muốn của khách hàng, luôn suy nghĩ lợi ích cho khách hàng của mình. Bạn thấy nực cười đúng không? Tôi sẽ dẫn bạn đi tìm hiểu nó!

Người sáng lập công ty khóa kéo YKK Yoshida Tadao đã từng nói:”Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. Muốn có lợi, trước hết ta phải gieo mầm thiện cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp ta”.

4. Toàn tâm toàn ý với mọi việc

Khi làm bất cứ một công việc gì, người Nhật luôn toàn tâm toàn ý với công việc được giao, luôn đề cao trách nhiệm cá nhân vào công việc. Đây cũng là phương châm của rất nhiều công ty, doanh nghiệp Nhật Bản, thậm chí có một số công ty còn viết điều này vào nội quy của mình.

toan-tam-toan-y-voi-moi-viec

 Một ví dụ điển hình là công ty Honda. Với nguyên tắc “tất cả suy nghĩ cho khách hàng”, Honda đã chấp nhận mạo hiểm, dù có nguy cơ phải đóng cửa. Trong số tất cả các hãng xe hơi, Honda là hang đầu tiên khai báo với chính phủ Mỹ về các khiếm khuyết tồn tại ở dòng xe CT2000 của mình.

Ta có thể thấy từ ví dụ trên, mặc dù đứng trước nguy cơ phá sản, nhưng với mục đích sản xuất xe để phục vụ và đảm bảo tính mạng cho người dùng, Honda vẫn mạnh dạn  khai báo để sửa chữa khiếm khuyết đó. Từ đó, bài học kinh doanh của người Nhật được mọi người trên thế giới khâm phục và ngày càng tin dùng sản phẩm của Nhật Bản hơn bao giờ hết.

5. “Hàng tốt giá rẻ!”

Từ xưa đến nay, Nhật Bản được ví như thiên đường của các loại hàng hiệu cao cấp từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu.

Thị trường luôn biến đổi từng ngày từng giờ nên sở thích của người tiêu dùng cũng vì thế mà thay đổi một cách chóng mặt. “Hàng tốt giá rẻ” là một chân lý không thể di dời trong giới kinh doanh Nhật Bản, đó cũng là yêu cầu chung của hầu hết người dùng trên thế giới.

Doanh nhân Nhật lấy thị trường làm trung tâm, tìm mọi cách để hiểu tâm lý khách hàng. Từ đó, ta có thể thấy những bí quyết kinh doanh của người Nhật đều có sự liên kết mật thiết, bổ trợ cho nhau. Hiểu được khách để có thể cung cấp cho họ những sản phẩm với chất lượng tuyệt vời.

hang-tot-gia-re

Một ví dụ điển hình như thị trường xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật Bản. Mặc dù phát triển muộn hơn so với các nước Châu Âu, nhưng lại có chất lượng và giá thành rẻ hơn rất nhiều. Thậm chí đôi khi còn áp đảo sản phẩm của nhiều nước tiên phong cho ngành hàng này trên thị trường quốc tế. Bí quyết kinh doanh của người Nhật chính là hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện và kỹ năng quản lý giá thành một cách độc đáo.

Nhưng đôi khi, ta lại bắt gặp những trường hợp đo ngược lại với chân lý đó, liệu họ có thành công? Ta hãy cùng nghe qua câu chuyện của ông chủ quán cà phê Agriato ở Tokyo.

Đi ngược lại với những chân lý, định luật của ngành kinh doanh, ông Anki, chủ quán cà phê Agriato đã đặt ra mức giá cao ngất ngưỡng cho một tách cà phê. Từ trước đến nay, bán hàng muốn đắt khách thì phải cố gắng hạ giá thấp để thu hút người mua, nhưng đối với ông Anki thì không phải thế!

Các quán cà phê ở Tokyo thì không bao giờ là thiếu và giá cho mỗi tách cũng chỉ 100 yên đã là quá cao/. Ông chủ Anki của quán Agriato có trong tay một loại cà phê đặc biệt, bán giá thông thường thì giống như là tự bôi nhọ chất lượng sản phẩm dủa mình. Do đó, ông đã đưa giá là 500 yên cho mỗi tách cà phê ở tiệm ông.

Thật nực cười, một tách cà phê mà có giá tận 500 yên? Con số mà Anki đưa ra gây một làn sóng dữ dội cho những người ghiền cà phê. Họ tò mò trong đó có gì mà lên đến 500 yên cho mỗi tách. Có những người họ đến vì tò mò, nhưng cũng có những người đến để tôn lên nét sang trọng quí phái trong bản thân họ.

Rồi một đồn mười, mười đồn trăm, những người ghé đến Agriato ngày một đông hơn. Có người lúc đầu chỉ uống cho biết thế nào là “cafe 500 yên”. Nhưng đến nơi thì quả thật là một cú lừa. Agriato bán cà phê là bán luôn tách. Tách đựng cà phê được làm bằng thủy tinh và nhập khẩu từ Pháp đã có giá 400 yên, nay lại có thêm dòng chữ “Agriato”, nên giá thành cũng cao hơn. Nay lại đựng thêm cà phê mà giá chỉ có 500 thì đã quá rẻ rồi!

Mà trong nhà không thể chỉ có một chiếc tách đơn độc. Do đó, mỗi người cũng có ít nhất 6 lần ghé thăm Agriato để sưu tập trọn bộ 6 tách từ ông Anki. Quán cà phê của ông cũng được trang trí một cách lộng lẫy, sang trọng. Người phục vụ lại là các mỹ nam, mỹ nữ xinh đẹp. Cà phê được pha chế với những kỹ thuật cực đỉnh, tạo sự thơm ngon đặc biệt. Không gian sang trọng, hương vị cà phê thơm ngon lại được các mỹ nhân phục vụ thì cái giá 500 yên cũng không phải là quá đắt.

Agriato đã tạo mộ tiếng vang lớn trong ngành dịch vụ, nhà hàng & khách sạn. Riêng việc định giá cao ngất ngưỡng, ông Anki đã khiến cả thành phố xôn xao. Từng bước đầu là thế. Nhưng sau khi được biết cách phục vụ chu đáo, uống cà phê còn được quà mang về thì ai ai cũng lấy làm hài lòng. Dần dần rồi thành quen, không ai thấy đắt mà chỉ thấy hài lòng và cảm phục Anki vì cách bán hàng của ông.

Trong bài phỏng vấn, ông Anki cho biết rằng: “Chúng tôi áp dụng cách này thu được 3 điều lợi: Thứ nhất là quán của tôi đông khách, tôi bán được nhiều cà phê hơn. Thứ 2 là tôi bán được nhiều tách nhập từ Pháp. Đương nhiên, riêng khoản bán tách này tôi đã thu được một số lãi xứng đáng rồi. Thứ 3 là trên tách có tên cửa hàng, mỗi khách hàng mang về dùng tức họ đã quảng cáo miễn phí cho tôi rồi!”

Nghe xong thấy tức thật, nhưng cũng phải khâm phục Anki vì cách làm của ông. Quán cà phê Agriato đã dần dần trở thành huyền thoại ở Tokyo và nó cũng là một địa điểm ẩm thực cho giới sành điệu nhờ chiêu thức bán hàng với cái giá chọc trời của ông chủ Anki.

Từ đó, ta thấy được thương trường muôn mặt, mỗi người đều có một mẹo riêng để gây dựng sự nghiệp. Miễn sao là không ngừng sáng tạo, biết người, biết mình, biết phân tích tâm lý người tiêu dùng và thị trường trong hoàn cảnh hiện tại. Cái tâm lý “tiền nào của nấy” cũng là một yếu tố nhạy cảm để doanh nghiệp tính toán khi đưa ra giá “không giống ai” như vậy.

Bài học kinh doanh của người Nhật đã cho ta một nhận định mới về chân lý “Hàng tốt giá rẻ”. Không phải cứ khăng khăng theo chân lý đó mà chúng ta hãy thử đưa những điều mới, những cách làm mới, đánh động vào tâm lý người tiêu dùng.

6. Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui

kinh-doanh-theo-cach-cua-nguoi-nhat

Trong mắt các doanh nhân Nhật Bản, khái niệm “dịch vụ” không có nghĩa chỉ là tạo sự tiện lợi cho khách hàng, mà còn có nghĩa là tạo sự thoải mái cho khách hàng. Sự thoải mái đó thể hiện qua thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý những điểm không hài lòng và các khiếu nại của khách hàng một cách hợp lý, công bằng, nhanh chóng và không miễn cưỡng.

Mọi giao dịch của các doanh nhân Nhật Bản đều kết thúc bằng cái cúi chào. Tính cách của người Nhật đáng để cho ta học hỏi. Đối với họ, khách hàng là thượng đế, họ được hướng dẫn và hỗ trợ một cách tận tình nhất. Đôi khi, bí quyết kinh doanh của người Nhật được hình thành từ trong tính cách của họ.

7. Đặt chữ tín lên đầu

Trong  5 điều: “Nhân – lễ – nghĩa – trí – tín” thì chữ “tín” được người Nhật đặt lên hàng đầu. Với người Nhật, chữ tín trong kinh doanh và lòng tin trong các hoạt động xã hội luôn được đề cao.

Chữ “tín” chính là đặc điểm nổi bật của những cư dân đất nước mặt trời mọc. Dù làm bất cứ việc gì, dù nó lớn hay nhỏ, dù nó quan trọng hay không quan trọng, những cư dân ấy vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc và lời hứa với đối tác hay đối tượng giao tiếp. Chính cái nguyên tắc này đã mang lại sự thành công rất lớn cho người Nhật. Chữ “tín” được thể hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất!

Nếu bạn có dịp đặt chân đến Osaka, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những shop mini không người bán, người mua chỉ việc chọn lấy sản phẩm mình ưa thích, tự giác bỏ tiền vào thùng theo đúng giá niêm yết. Ở một số tỉnh như Hokkaido, Sapporo hay Osake, người mua không phải gửi túi xách khi tham gia mua sắm ở hầu hết các cửa hàng.

Tại Nhật Bản, trong công việc mọi thứ đều được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để tránh tình trạng sai sót. Nhưng nếu bạn hỏi kiểm soát về tính trung thực thì có lẽ là không bao giờ có. Người Nhật luôn đặt niềm tin lẫn nhau.

Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật luôn có lòng tin về tính trung thực, tự giác của người dân trên đất nước họ. Mà bởi vì, đức tính đó được hình thành, giáo dục từ thuở nhỏ, được rèn luyện qua thời gian và dần dần nó trở thành tính cách đặc trưng của hầu hết người dân sống trên đất nước mặt trời mọc.

Nếu như ở Việt Nam, hai từ “thông cảm” thường được dùng để biện minh cho những lỗi lầm, những lần sai phạm thì đối với người Nhật, chữ tín và cam kết thực hiện đúng những gì đã hứa luôn được đặt lên hàng đầu. Dù đôi lúc, việc giữ chữ tín có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty, nhưng chữ “tín” là điều cần giữ để công ty có thể tồn tại.

Fujita, một công ty chuyên sản xuất dao, nữa để cung cấp cho các công ty thực phẩm là một ví dụ điển hình về chữ “tín” của người Nhật. Theo hợp đồng, Fujita sẽ phải giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực phẩm ở bang Chicago (Mỹ) vào ngày 3/9. Tuy nhiên, do một vài sự cố thiết bị xảy ra khiến lô hàng chỉ hoàn thành trước ngày giao đúng một ngày tức 30/8.

Nếu áp dụng cách giao hàng bằng tàu như thỏa thuận thì phải mất đến một tháng, đồng nghĩa với việc lô hàng sẽ đến không đúng hạn, nhưng nếu áp dụng cách vận chuyển bằng máy bay thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Fujita quyết định thuê hẳn một chiếc Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến Chicago.

giau-nho-hoc-theo-nguoi-nhat

Dù số tiền bỏ ra cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu, dẫn đến lợi nhuận của Fujita bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, nhưng họ vẫn quyết định làm vì chữ “tín”. Việc làm này đã khiến công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục họ. Những năm sau đó, họ quyết định trở thành khách hàng thân thiết của Fujita, số lượng dao nĩa đặt gấp đôi, gấp ba so với số lượng ban đầu.

Thẳng thắn nhận trách nhiệm, biết đặt uy tín lên trên lợi nhuận của công ty là bí quyết kinh doanh của người Nhật giúp họ nhận được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. Bên cạnh đó, việc nỗ lực khắc phục  những sai sót, đồng thời duy trì chất lượng ổn định, nhất quán trong suốt quá trình dài là cách công ty Nhật Bản chiếm được lòng tin từ khách hàng. Từ lòng tin ấy, họ phát triển một cách bền vững dù có bất kỳ biến cố nào xảy ra.

Bí quyết kinh doanh của người Nhật có thể nói nó đến từ sự cẩn thận, cẩn mẫn và những điều nhỏ nhặt nhất. Nó không quá lớn lao, cao sang nhưng nó lại làm nên nước Nhật phát triển một cách vượt bậc như ngày hôm nay

8.Xem trọng danh thiếp

Trong mỗi cuộc gặp gỡ, việc đầu tiên để bắt đầu cuộc trò chuyện chính là trao đổi danh thiếp lẫn nhau. Trong lễ nghi Nhật Bản, người ta gọi đó là “meishi kokan”. Khi nhận được danh thiếp, người kinh doanh sẽ đón nhận nó bằng hai tay và đọc nó một cách cẩn thận. Sau khi đã xem qua một lượt, họ cất danh thiếp trong một chiếc hộp đặt trên bàn làm việc. Người kinh doanh không bao giờ đút danh thiếp vào túi, vì đó được xem là thiếu tôn trọng đối với người khác.

Việc trao đổi danh thiếp cũng là một cách chúng ta biểu lộ sự tôn trọng đối với đối tác. Nó cho ta thấy được giá trị của buổi gặp mặt, và tự sự tôn trọng ấy, bạn cũng sẽ nhận lại được giá trị của nó trong tương lai.

Nếu bạn ở Bắc Mỹ, thì việc làm đó trong bạn thật ngốc nghếch, thậm chí sẽ bị chế nhạo. Tuy nhiên, khi bạn nhận được danh thiếp của đối phương, tức bạn đã có nhiều thông tin quan trọng từ nó. Nếu bạn thấy cần thiết thì chắc chắn bạn sẽ cẩn thận cất nó ở một nơi bạn thường thấy. Còn nếu không chắc hẳn bạn sẽ quẳng nó vào một góc nào đó trong cặp và đóng cái cặp đánh xoẹt. Đó được xem là thô lỗ.

9. Học hỏi từ những người đi trước

Trong những buổi gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới những người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định của chính họ. Đôi khi, họ thường bị người khác ghen ghét vì xem đó là lấy lòng. Nhưng không, đối với họ đó chính là sự tiếp thu ý kiến, kinh nghiệm từ những bậc tiền bối, những người đi trước.

van-hoa-nhat

Sự tôn trọng như vậy có nhiều người lại xem đó là để tăng sự chú ý đối với cấp trên, miệng đời thì khó lường. Trong phong tác cư xử cũng thế, họ sẽ cúi chào thấp hơn đối với những bậc tiền bối, những người lớn tuổi hoặc những người có thâm niên lâu năm.

Trong văn hóa người Nhật, họ luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, sự từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có đứng chung một bậc thang nghề nghiệp, thì những người lớn tuổi hơn bạn họ vẫn luôn quan trọng hơn.

Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, liệu bạn có nên thẳng thắn góp ý kiến với ông ấy? Hãy thẳng thắn góp ý kiến cá nhân của bạn, đừng bao giờ đòi hỏi hay suy nghĩ đến quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người ta tiến đến những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

Khiêm nhường, ham học hỏi cũng chính là bí quyết kinh doanh của người Nhật. Âu cũng là một đức tính họ được rèn luyện từ những năm tháng cắp sách đến trường. Cứ dần dần luyện tập, đức tính đó đã ăn sâu trong cốt cách của mỗi người.

10. Đặt ra những khẩu hiệu

Trong phong cách làm việc của người Nhật, họ thường hay đề ra những khẩu hiệu để nâng cao hiệu suất làm việc cho công nhân viên. Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc của họ bằng một buổi sáng tập hợp, nhằm nâng cao tinh thần hăng hái làm việc. Vào mỗi buổi sáng, họ thường xếp hàng và đồng loạt hô khẩu hiệu của công ty.

Đó là cách để gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và lòng nhiệt huyết trong công việc cho mỗi công nhân viên. Điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người.

Bề ngoài của việc hô khẩu hiệu này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng không, đó lại chính là những lời cổ động tinh thần làm việc cho mỗi công nhân viên Nhật Bản. Từ đó, ta có thể thấy năng suất làm việc của người Nhật luôn đạt đến mức tuyệt nhất.

Một cuộc tập hợp vào mỗi buổi sáng hằng ngày thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, một mục tiêu lâu dài của công . Những lời nói đó có thể tạo cho mỗi công nhân viên một sự chắc chắn, một sự nhắc nhở cho từng cá nhân như một nhiệm vụ bắt buộc hằng ngày.

Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn cảm thấy chán nản. Đặt mình ngồi xuống, suy xét lại mục tiêu của bản thân mình trong mỗi công việc mình đang làm. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bản thân bạn. Liệu điều đó sẽ có ích chứ?

Vâng, xin thưa nó sẽ rất có ích cho bản thân bạn. Không chỉ trong hoàn cảnh hiện tại mà ngay cả sau này. Khi bạn chán nản, cảm thấy nản chí, thiếu tự tin, hãy viết ra tay những khẩu hiệu. Trong những khẩu hiệu đó, hãy đi kèm là những lời động viên và mục đích mà bạn muốn đạt được.

11. Nghiêm khắc trong mọi thời điểm

van-hoa-giao-tiep-nhat-ban

Một khuôn mặt nghiêm khắc, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh chính là điểm luôn có trên mặt của những công nhân Nhật Bản. Ngoại trừ những dịp làm cho người Nhật có thể thả sức cười, thì những nhân viên Nhật Bản thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt của bản thân mình.

Che dấu đi những cảm xúc trên khuôn mặt, thay vào đó là một khuôn mặt nghiêm khắc chính là phong cách làm việc của người Nhật. Đặc biệt, ở trong các cuộc hợp, họ nói nhỏ, giọng rất thận trọng và thường hay nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này của các cư dân xứ sở mặt trời được người nước ngoài xem là thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.

Người Nhật hầu hết đều có sự kính trọng trong tín ngưỡng, ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước gần như là biến mất trong những giờ làm việc. Sự hài hước chỉ xuất hiện trong những giờ nghỉ trưa, nghỉ giữa ca.

Với mỗi người chúng ta, dường như những nơi làm việc tràn ngập những nghi thức như vậy tạo cho chúng ta sự ngột ngạt và khó chịu. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thánh, những bạn cũng chẳng có nguyên cớ nào để biến nó thành ngôi nhà thứ hai của bạn.

Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân được người Nhật xem là sự kích thích trong công việc. Vì thế, sự lặng thinh cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp. Đôi khi, ta thấy những bí quyết kinh doanh của người Nhật thật điên rồ, chẳng đúng với những định kiến xã hội. Nhưng lại từ những điều kỳ quặc đó đã hình thành nên nước Nhật như ngày hôm nay.

12. Làm hết sức, chơi hết mình

“Làm hết sức, chơi hết mình” là một trong những bí quyết kinh doanh của người Nhật. Sau những ngày làm việc căng thẳng và đầy mệt mỏi, những nhà kinh doanh Nhật Bản sẵn sàng “xả hơi” cho mình nơi những quán bar, club.

Hoàn toàn khác ngược với cái tính cứng ngắc, lễ nghi nơi công sở, những doanh nhân Nhật Bản khi đã đến với những quán karaoke, bar họ sẽ “quẩy” hết mình. Một sở thích được ưa chuộng là đến các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát đến tận nửa đêm, thậm chí đến khi họ không thể hát được nữa. Có thể nói, những quán bar là nơi họ có thể sống thật với chính mình.

khach-hang-la-thuong-de

Bên cạnh những địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ hay hộp đêm còn là nơi để những người đồng nghiệp chia sẻ thông tin hoặc thậm chí là kí kết hợp đồng, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.

Một điểm đặc biệt ở cư dân xứ xở mặt trời đó là không để các hoạt động vui chơi chi phối quá nhiều cuộc sống của bản thân họ. Thời gian rảnh rỗi nó chỉ là một phần trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa những lo toan, muộn phiền hay những bực bội nơi công ty, những nỗi buồn không nói thành lời.

Hãy quên đi công việc trong khoảng thời gian bạn tận hưởng. Công việc chỉ là một phần trong cuộc sống của bạn, nó không phải là tất cả. Hãy tận hưởng những giờ phút hạnh phúc bên cạnh những đồng nghiệp của bạn.

Bí quyết kinh doanh của người Nhật không chỉ bắt nguồn từ cách sống, cách làm việc, mà nó còn từ cách ăn chơi của họ. Không nhất thiết cứ phải chăm chăm vào công việc mà quên đi cuộc sống của bản thân mình.

13. Luôn xem trọng những mối quan hệ

Người Nhật đặt mối quan hệ lên hàng đầu, nó thường được đề cập đến đầu tiên trong mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của các nhà kinh doanh Nhật Bản là khả năng thích ứng cao trong mọi tình huống. Dù nó căng thẳng và vô cùng quan trọng như trong các cuộc đàm phán, hay trong những cuộc đàm thoại đơn giản giữa các đồng nghiệp với nhau.

Khả năng diễn thuyết mang lại cho họ nét đặc biệt. Cách diễn thuyết của họ tạo một cảm giác dễ chịu và gây thiện cảm cho đối phương. Nhờ đó, thành công để dành được hợp đồng cũng rất cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thân thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật quan tâm đến để có thêm nhiều cơ hội trong những phi vụ làm ăn mới.

Hoàn thành bài phát biểu đầy thuyết phục chính là bí quyết kinh doanh của người Nhật. Nó mang lại sự tin cậy, khả năng thành công sẽ rất cao. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng mà họ đã ký, ngay cả sau khi hợp đồng được hoàn thành, họ vẫn luôn tôn trọng đối tác của mình.

Đối với người Việt Nam, ta hãy gọi đó là sự phô trương thân thế bằng cách tự nhận với những nhân vật nổi tiếng. Nhưng đối với người Nhật, đó chính là sự tinh ý và hiểu biết. Nếu bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng đó lại là một điều quan trọng và vô cùng cần thiết khi chúng ta ở trong một tổ chức.

Một nhà kinh doanh giỏi là người biết xây dựng cầu nối mọi nơi. Từ đó, bạn cũng đã nâng cao giá trị bản thân mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc đến những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ của chính bạn trong sự nghiệp.

Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều mới, những bí quyết thành công mới. Qua bài viết, ta có thể thấy bí quyết kinh doanh của người Nhật đều xuất phát từ những điều cơ bản nhất. Áp dụng những bí quyết kinh doanh của người Nhật, tôi nghĩ bạn sẽ là người nổi bật nhất đấy!

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo CÁCH KIẾM TIỀN CỰC KỲ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NHẤT để bắt tay ngay vào làm giàu nhé. Xin căm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!